NHỮNG PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC BÊ TÔNG THÔNG DỤNG HIỆN NAY

Tùy thuộc vào tải trọng, địa chất và quy mô của công trình, đội ngũ kỹ sư Chính Nam sẽ lựa chọn loại móng cũng như phương pháp thi công móng phù hợp với điều kiện kinh tế và kỹ thuật cho Quý Gia chủ. Đối với những công trình nằm gần khu vực sông ngòi, địa chất yếu, dễ sụt lún, phương án móng cọc là lựa chọn phù hợp, trong đó ép cọc là công tác rất quan trọng.

Hiện nay có 2 phương pháp ép cọc được sử dụng phổ biến: ép neo và ép tải. Hãy cùng Chính Nam tìm hiểu sâu hơn về 2 phương pháp này.

I/ PHƯƠNG PHÉP ÉP NEO

Phương pháp ép cọc sử dụng mũi khoan, khoan sâu vào lòng đất làm tải trọng. Cách làm này cần sự trợ giúp của máy ép thủy lực. Khi thi công, chiều sâu mũi khoan sẽ phụ thuộc vào đặc điểm địa chất từng vị trí thi công. Thông thường, mũi khoan neo sẽ có chiều dài khoảng 1,5m với đường kính 30cm với độ dày cánh neo khoảng 15mm.

Ưu điểm:

  • Thi công nhanh chóng (thường chỉ mất từ 1-3 ngày).
  • Không làm ảnh hưởng đến những công trình xung quanh.
  • Phù hợp ngay cả các công trình có mặt bằng hẹp, công trình nằm trong các hẻm tại khu đô thị.
  • Không gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến xung quanh.
  • Chi phí thi công ép cọc neo thấp hơn so với các phương pháp thông thường.
  • Không xảy ra tình trạng hư hỏng hay vỡ cọc.
  • Đỡ tốn nhân công và máy móc hơn.

Nhược điểm:

  • Sức chịu tải của ép cọc neo ở mức trung bình, chỉ phù hợp với những công trình dân dụng có quy mô vừa và nhỏ.

II/ PHƯƠNG PHÉP ÉP TẢI

Là phương pháp ép cọc bằng cách sử dụng sức tải từ đối trọng để tạo lực ép cọc xuống đất nhờ máy ép thủy lực. Đối trọng chính là những khối bê tông hoặc khối sắt.

Ưu điểm:

  • Ưu điểm cho phương pháp này là có sức chịu tải lớn, sử dụng cho các công trình cao tầng, công trình có quy mô lớn, cần số lượng cọc ít hơn so với ép neo.

Nhược điểm:

  • Cần mặt bằng rộng, thoáng từ 3,5m trở lên mới có thể vận chuyển được cọc và máy móc để thi công ép.
  • Thời gian thi công đóng ép cọc dài ngày, chi phí cao.
  • Tiếng ồn khá lớn gây ảnh hưởng đến xung quanh.
  • Tốn nhiều nhân công và máy móc.
  • Nguy hiểm hơn vì lực ép lớn nên khả năng đẩy trồi nhà bên cạnh sẽ cao hơn.

III/ SO SÁNH 2 PHƯƠNG PHÉP ÉP NEO VÀ ÉP TẢI

Vì vậy, tùy vào điều kiện và từng địa hình cho phép mà chúng ta có thể lựa chọn và đưa ra phương pháp ép như nào cho hợp lí và an toàn để đưa vào thi công, mang lại sự an tâm và tin tưởng khi đặt niềm tin nơi Chính Nam chúng tôi!

Kinh nghiệm xây nhà | XEM THÊM: Những loại bản vẽ cần thiết khi xây dựng nhà